Bối cảnh dự án tại Việt Nam


Tỉ lệ nhập học ở trường tiểu học đối với học sinh khuyết tật là khoảng 25%. Điều này có nghĩa là có khoảng 160.000 trẻ em chưa được đến trường.

Tỉ lệ nhập học ở trường tiểu học đối với học sinh khuyết tật là khoảng 25%. Hiện nay ở Việt Nam, trẻ em trong độ tuổi 6 – 10 tuổi là 210.000 người. Trong đó, chỉ có 52.244 trẻ em là được đến trường. Các tỉnh, thành phố ở Việt Nam chỉ có một trường chuyên biệt trên mỗi tỉnh thành cho nên trẻ em khuyết tật sống ở nông thôn hoàn toàn không thể đi học ở trường chuyên biệt ở thành phố.

Chủ trương giáo dục hòa nhập của chính phủ Việt Nam trong tình hình thực tế có ít trường chuyên biệt và trào lưu giáo dục cho trẻ em khuyết tật trên toàn thế giới là rất phù hợp. Dự án này thực hiện việc tập huấn giáo dục hòa nhập cho các giáo viên ở trường tiểu học công và dân lập với mục đích là các giáo viên sẽ tiếp nhận trẻ khuyết tật vào lớp và ngày càng có nhiều trẻ khuyết tật được đi học ở cấp tiểu học.

Chính phủ Việt Nam khuyến khích việc xúc tiến giáo dục hòa nhập với các sở giáo dục của các tỉnh thành. Tuy nhiên, ở tại các trường tiểu học, các phòng giáo dục, các sở giáo dục của các tỉnh thành cũng còn gặp nhiều vấn đề khó khăn.

    Tỉnh Kiên Giang  Tỉnh Trà Vinh

Tỉnh Kiên Giang & Tỉnh Trà Vinh

Ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, thu nhập bình quân đầu người hàng năm là 1.535 đô la, nằm trong mức thấp nhất so với cả nước. Mức thu nhập trung bình của cả nước chỉ hơn 2000 đô la. Theo báo cáo năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tỷ lệ trẻ em bỏ học sớm ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cao gấp 3 lần so với cả nước.

Nhiều nông dân đã bị mất đất. Nhiệt độ ấm lên, nước biển dâng và nước mặn xâm nhập đã gây ra sự mất mát đáng kể diện tích đất nông nghiệp.
Các cư dân sống trên nhà nổi đang ngày càng gia tăng về số lượng ở các tỉnh phía Nam của Việt Nam. Người nông dân không có ruộng đất, chỉ có một ngôi nhà tre tồi tàn nằm bấp bênh dọc theo bờ sông. Khi nhà sập, trôi, gia đình họ chuyển đi nơi khác và xây dựng lại.

[Bát trống: Nghèo đói ngập lụt Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam ngày 17 tháng 12 năm 2015]



Tình hình của học sinh khuyết tật ở Tỉnh Bình Thuận

Tỉnh Bình Thuận có 127 xã, 17 xã ở vùng cao, 62 xã ở vùng núi 3 xã là biển đảo. Ngoài ra, tỉnh này cũng có 26 đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm 6,9% dân số toàn tỉnh.

2017 – 2018:
Số học sinh trong độ tuổi đi học tiểu học: 763 (trẻ đã được chẩn đoán và chưa chẩn đoán)
Số học sinh đi học ở trường chuyên biệt: 4
Số học sinh đi học ở trường tiểu học gần nhà: 632 (trẻ đã chẩn đoán và chưa chẩn đoán)
Năm thứ 1 khi thực hiện dự án: tiếp nhận 83% học sinh khuyết tật đến trường tiểu học

2018 – 2019:
Số học sinh trong độ tuổi đi học tiểu học: 852 (trẻ đã được chẩn đoán và chưa chẩn đoán)
Số học sinh đi học ở trường chuyên biệt: 3
Số học sinh đi học ở trường tiểu học gần nhà: 724 (trẻ đã chẩn đoán và chưa chẩn đoán)
Năm thứ 2 khi thực hiện dự án: tiếp nhận 85% học sinh khuyết tật đến trường tiểu học

2019 – 2020:
Số học sinh trong độ tuổi đi học tiểu học: 680 (trẻ đã được chẩn đoán)
Số học sinh đi học ở trường chuyên biệt: 0
Số học sinh đi học ở trường tiểu học gần nhà: 649 (trẻ đã được chẩn đoán)
Năm thứ 3 khi thực hiện dự án: tiếp nhận 95% học sinh khuyết tật đến trường tiểu học

* Từ năm 2017 – 2020, đã triển khai dự án “Xây dựng hệ thống tập huấn giáo dục hòa nhập tại Tỉnh Bình Thuận (Hợp tác đầu tư không hoàn lại liên kết NGO Nhật Bản)

Tình hình của học sinh khuyết tật ở Tỉnh An Giang

Tỉnh An Giang có vị trí tiếp giáp với Campuchia, là nơi có nhiều người dân tộc Khmer sinh sống. Đây cũng là một tỉnh nghèo của Việt Nam vì không có khu công nghiệp hay danh lam lam thắng cảnh giống như Cần Thơ.

2017 – 2018:
Số học sinh trong độ tuổi đi học tiểu học: 792 (trẻ đã được chẩn đoán và chưa chẩn đoán)
Số học sinh đi học ở trường chuyên biệt: 174
Số học sinh đi học ở trường tiểu học gần nhà: 434 (trẻ đã chẩn đoán và chưa chẩn đoán)
Năm thứ 1 khi thực hiện dự án: tiếp nhận 78% học sinh khuyết tật đến trường tiểu học

2018 – 2019:
Số học sinh trong độ tuổi đi học tiểu học: 663 (trẻ đã được chẩn đoán)
Số học sinh đi học ở trường chuyên biệt: 150
Số học sinh đi học ở trường tiểu học gần nhà: 357 (trẻ đã chẩn đoán)
Năm thứ 2 khi thực hiện dự án: tiếp nhận 76% học sinh khuyết tật đến trường tiểu học

2019 – 2020:
Số học sinh trong độ tuổi đi học tiểu học: 626 (trẻ đã được chẩn đoán)
Số học sinh đi học ở trường chuyên biệt: 144
Số học sinh đi học ở trường tiểu học gần nhà: 399 (trẻ đã được chẩn đoán)
Năm thứ 3 khi thực hiện dự án: tiếp nhận 87% học sinh khuyết tật đến trường tiểu học

* Từ năm 2017 – 2020, đã triển khai dự án “Xây dựng hệ thống tập huấn giáo dục hòa nhập tại Tỉnh An Giang (Hợp tác đầu tư không hoàn lại liên kết NGO Nhật Bản)

*Tình hình trẻ khuyết tật đi học ở Tỉnh Lâm Đồng

Tỉnh Lâm Đồng – nơi chúng tôi thực hiện dự án – là một tỉnh miền núi của Việt Nam, giáp ranh với Tỉnh Đồng Nai

2014 – 2015
Số lượng trẻ học ở trường chuyên biệt: 206 em
Số lượng trẻ học ở trường tiểu học gần nhà: 419 em

2015 – 2016
Số lượng trẻ học ở trường chuyên biệt: 211 em
Số lượng trẻ học ở trường tiểu học gần nhà: 490 em

2016 – 2017
Số lượng trẻ học ở trường chuyên biệt: 210 em
Số lượng trẻ học ở trường tiểu học gần nhà: 569 em

* Năm 2008, tổ chức chúng tôi đã thực hiện việc tập huấn giáo dục hòa nhập cho 30 giáo viên cốt cán của Tỉnh Lâm Đồng (Hợp tác viện trợ không hoàn lại liên kết NGO Nhật Bản)
* Năm 2014 – 2017, thực hiện dự án Xây dựng hệ thống tập huấn giáo dục hòa nhập tại Tỉnh Lâm Đồng (Hợp tác viện trợ không hoàn lại liên kết NGO Nhật Bản)

*Tình hình trẻ khuyết tật đi học ở Tỉnh Đồng Nai

Tỉnh Đồng Nai ở phía Đông Nam, giáp ranh với Thành phố Hồ Chí Minh.

2013 – 2014
Số lượng trẻ em trong độ tuổi đi học: 1.351 em
Số lượng trẻ học ở trường chuyên biệt: 127 em
Số lượng trẻ học ở trường tiểu học gần nhà: 1.019 em
Trước khi thực hiện dự án: có 75% trẻ khuyết tật đi học ở trường tiểu học

2014 – 2015
Số lượng trẻ em trong độ tuổi đi học: 2.386 em
Số lượng trẻ học ở trường chuyên biệt: 148 em
Số lượng trẻ học ở trường tiểu học gần nhà: 1.195 em
Năm thứ 1 khi thực hiện dự án: có 50% trẻ khuyết tật đi học ở trường tiểu học

2015 – 2016
Số lượng trẻ em trong độ tuổi đi học: 1.896 em
Số lượng trẻ học ở trường chuyên biệt: 154 em
Số lượng trẻ học ở trường tiểu học gần nhà: 1.118 em
Năm thứ 2 khi thực hiện dự án: có 59% trẻ khuyết tật đi học ở trường tiểu học

2016 – 2017
Số lượng trẻ em trong độ tuổi đi học: 1.776 em
Số lượng trẻ học ở trường chuyên biệt: 164 em
Số lượng trẻ học ở trường tiểu học gần nhà: 1.412 em
Năm thứ 3 khi thực hiện dự án: có 80% trẻ khuyết tật đi học ở trường tiểu học

* Năm 2008, tổ chức chúng tôi đã thực hiện việc tập huấn giáo dục hòa nhập cho 30 giáo viên cốt cán của Tỉnh Đồng Nai (Hợp tác viện trợ không hoàn lại liên kết NGO Nhật Bản)
*Năm 2011 – 2013, thực hiện dự án Xây dựng hệ thống tập huấn giáo dục hòa nhập tại Tỉnh Đồng Nai (Hợp tác hỗ trợ kỹ thuật của JICA)
*Năm 2014 – 2017, thực hiện dự án Xây dựng hệ thống tập huấn giáo dục hòa nhập tại Tỉnh Đồng Nai (Hợp tác viện trợ không hoàn lại liên kết NGO Nhật Bản)